Du lịch SaPa – Khám phá các lễ hội truyền thống đặc sắc

Sa Pa không chỉ là một điểm đến hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Những lễ hội SaPa là cơ hội để du khách khám phá nền văn hóa của người dân nơi đây. Hãy cùng tìm hiểu một số lễ hội truyền thống ấn tượng tại Sa Pa:

Lễ hội Gầu Tào – Nét đẹp truyền thống người H’Mông

Gầu Tào là lễ hội đặc sắc, mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Lễ hội được tổ chức với mục đích cầu phúc, cầu mệnh. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để bà con vui xuân trước khi bước vào mùa vụ.

Lễ hội diễn ra trong khoảng từ ngày mồng một đến ngày rằm tháng giêng. Nếu hội tổ chức trong 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày còn nếu gộp 3 năm tổ chức 1 lần thì kéo dài đến 9 ngày. Hội thường được tổ chức trên một khu đất đồi tương đối bằng phẳng và có diện tích rộng. 

Trước đây, khi mà du lịch chưa phát triển, lễ hội thường được diễn ra trong nội bộ gia đình. Ngày nay, với sự phát triển của du lịch, lễ hội đã trở thành lễ hội của toàn dân tộc. 

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức thành hai phần đó là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ là những nghi thức cúng bái nhằm cảm tạ trời đất, thần linh đã ban cho dân bản sức khỏe, cầu phúc, cầu lộc cho mọi người, tạ ơn đã ban cho mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng, cuộc sống ấm no… Sau phần lễ là phần hội được mọi người mong ngóng. Phần hội được tổ chức với những hoạt động vui chơi giải trí nhằm thắt chặt tình làng nghĩa xóm.

Trong nhiều lễ hội SaPa, lễ hội Gầu Tào mang nét đẹp riêng. Đây được xem là lễ hội tiêu biểu và lớn nhất năm của người Mông, thu hút đông đảo khách du lịch. 

Lễ hội Cấp Sắc – Nghi lễ thiêng liêng của người Dao

Cấp Sắc là nghi lễ thiêng liêng, có giá trị nhân văn và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao đỏ.

Lễ hội được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hằng năm. Một đợt cấp sắc không được vượt quá 13 người và số người cấp sắc phải theo số lẻ.

Nghi lễ này có giá trị tâm linh và mang ý nghĩa rất lớn trong đời sống người Dao đỏ. Bởi vì nó đánh dấu cột mốc trưởng thành của người đàn ông.

Theo quan niệm của người Dao, những ai được cấp sắc mới được xem là người đàn ông trưởng thành. Lúc này họ mới được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng bản. Nếu người đàn ông chưa được cấp sắc thì dù sống tới già vẫn bị coi là chưa trưởng thành.

Ngoài mang giá trị tâm linh, lễ hội Cấp Sắc còn mang tính giáo dục rất lớn trong cộng đồng. Bởi những điều giáo huấn ghi trong cấp sắc đều hướng tới điều thiện, không làm việc ác. Đồng thời, những lời giáo huấn dưới sự chứng kiến của tổ tiên nên mang tính răn đe rất lớn.

Nghi lễ cấp sắc của người Dao đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Lồng Tồng –  Nét đặc trưng của văn hóa người Tày

Một trong những lễ hội SaPa thu hút đông đảo khách du lịch tham gia đó chính là lễ hội Lồng Tồng của người Tày.

Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng được tổ chức vào tháng giêng hằng năm. Lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày sinh sống ở SaPa.

Với hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nên lễ hội là nét đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, mang tín ngưỡng phồn thực, cầu mưa.

Lễ hội được tổ chức với mong muốn cầu cho quốc thái, dân an, cầu thần nông ban cho nông dân mưa thuận, gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để người dân bày tỏ tấm lòng thành của mình với thần linh.

Khi đến với lễ hội Lồng Tồng, ngoài việc chứng kiến không khí trang nghiêm của buổi lễ với những tập tục truyền thống tốt đẹp du khách còn được hòa mình vào không khí vui tươi của ngày hội xuân với những trò chơi dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ.  

Lễ hội Roóng Poọc – Mang đậm bản sắc dân tộc của người Giáy 

Cũng là lễ hội xuống đồng nhưng người Giáy có tên gọi là lễ hội Róong Poọc. Đây là lễ hội truyền thống của người Giáy được giữ gìn và lưu truyền bao đời này.

Sống chủ yếu vào nông nghiệp nên lễ hội Róong Poọc được người Giáy rất xem trọng. Lễ hội được tổ chức vào ngày thìn tháng Giêng âm lịch. Tuy là lễ hội của người Giáy nhưng những năm trở lại đây đã trở thành lễ hội chung của các dân tộc sinh sống quanh thung lũng Mường Hoa.

Lễ hội Róong Poọc là cột mốc đánh dấu một năm lao động mới bắt đầu. Lễ hội phản ánh ước nguyện của người dân về một năm mới bình an, gia đình mạnh khỏe, cây cối tươi tốt và mong muốn các gia súc sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, đây còn là dịp để người dân vui chơi trước khi bắt tay vào vụ mùa mới.

Khi đến với lễ hội Róong Poọc du khách sẽ được hòa mình vào đời sống của người dân bản. Hiểu thêm văn hóa của người dân bản địa mà không phải lúc nào cũng có cơ hội tìm hiểu.

Lễ hội SaPa mang những nét đặc sắc riêng đậm đà bản sắc dân tộc của người dân bản địa. Theo dòng chảy thời gian, cùng với sự thay đổi của thời đại, các lễ hội truyền thống không những không bị mai một mà được người dân gìn giữ, phát huy và lan tỏa sâu rộng đến với mọi người. 

Khi đến SaPa mùa lễ hội, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa của các dân tộc nơi đây. Chính vì vậy, hãy liên hệ với nhà xe Sao Việt qua hotline: 19006746 hoặc website: https://xesaoviet.com.vn/ để lên chuyến xe quen thuộc, ấm đượm tình về với SaPa để khám phá nét đẹp độc đáo, đặc sắc trong văn hóa người dân vùng cao.