Những lễ hội phổ biến và đặc sắc ở Sapa

Đến với Sapa, chúng ta không chỉ thường thức những cảnh đẹp hay những món ăn ngon, mà nơi đây cũng có rất nhiều lễ hội để chúng ta có thể tham gia và trải nghiệm văn hóa của vùng đất này.
Hội Roóng poọc – Lễ hội truyền thống của người Giáy
Lễ hội Roong Pooc diễn ra vào ngày Thfin tháng Giêng âm lịch. Trước đây lễ hội này vốn là của người giáy ở Tả Van, nhưng cho đến hiện tại nó đã trở thành lễ hội phổ biến cho  cả vùng thung lung Mường Hoa. Không chỉ người Giays mà người Mông, người Dao và các du khách đều tham gia và tạo nên một lễ hội với không khí náo nức vui tươi, lên đến con số vài nghìn người.

Mở đầu lễ hội sẽ là nghi thức cúng thần linh, sau đó chính là điểm nhấn của lễ hội với các trò chơi, nhảy mùa và biểu diễn dàn nhạc trống chiêng, kèn pí lè rất sôi nổi. Bên cạnh đó người nam người nữ còn chơi ném còn, kéo co, đây được xem là nơi để thoát “ế” của các cặp đôi.
Lễ Hội Nào Cống

Lễ hội Nào Cống là một lễ hội khác cũng diễn ra ở Mường Hoa, tại nơi đây những người dân tộc sẽ tập trung nô nức về với miếu thờ ở bản Tả Van để tổ chức lễ vào ngày Thìn tháng sáu âm lịch. Những người đại diện của các gia đình không phân biệt trai gái sẽ tề tựu về đây để cầu mong các thần linh phù hộ người yên vật thịnh và mùa màng được bội thu. Lễ hội Nào Cống diễn ra gồm 3 phần: Phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung  cả vùng và cuối cùng là phần cùng nhau quay quần ăn uống.
Lễ Tết Nhảy – Lễ hội quan trọng của người Dao

Lễ tết nhảy là một trong những ngày lễ quan trọng của người Dao ở Tả Van vào mùng 1 hoặc mùng 2 tết âm lịch, diễn ra ở nha ông trưởng họ. Trong ngày này các thành viên thường quần tụ để trang tri nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ, dán câu đối,… Mọi người sẽ làm lễ báo cáo tổ tiền về năm vừa qua và sau đó sẽ cầm dao, cuốc ra cửa chính để đến trước cây đào hoặc mận lớn giọng nói to “Mày là cây đào được người vun trồng, chăm sóc, sao mày không sinh hoa, sinh quả, bây giờ tao phải chặt mày đi”, dứt lời là gia chủ cầm dao cứa nhẹ vào gốc cây trong khi mọi người vội vàng can ngăn. Và không thể không kể đến hoạt động chính là mọi người cùng nhau nhảy đồng hay còn gọi là “sài cỏ”
Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng”

Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa). Trước đây, vào những ngày tốt của tháng đầu năm hàng năm, người Dao ở Giàng Tả Chải thường tổ chức lễ “Nhặn Sồng” (1) ở khu rừng cấm của làng. Từ đầu thập kỷ 50, do sự gia tăng dân số, nạn phá rừng làm nương rẫy cũng phát triển, nên chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Đồ cúng lễ là một con lợn (to hay nhỏ tuỳ thuộc số người đến dự nhiều hay ít). Con lợn này luân phiên hàng năm từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có lông đen tuyền, khoẻ mạnh, béo tốt.
Lễ quét làng của người Xá Phó

Người Xà Phó ở Sapa có quan niệm rằng tháng hai là tháng mà ma đói về làng để phá hoại dân, vì thế để mong bình yên, hoa màu tươi tốt cũng như súc vật không bị chết họ tổ chức lễ hội quét làng. Lễ hội này  được người dân tổ chức vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người vào tháng hai âm lịch. Lễ hội diễn ra với mong muốn một năm mới đầy sức khỏe, đầy niềm vui và đầy no đủ cho người dân nơi đây.
Trong lễ quét làng, mọi người góp lợn, gà, dê, chó, gạo… để làm mâm cúng các loài ma (theo quan niệm của người Xá Phó), thầy cúng làm lễ, cùng dân làng vẽ mặt nhảy múa cầu mong bình yên. Cuối buổi lễ, mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ. Các thức ăn cúng ma đều phải ăn hết không được mang vào trong làng.
Hội Gầu Tào của người Mông

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông và được cộng đồng dân tộc Mông thuộc các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai và thị trấn Phong Hải, tỉnh Lào Cai gìn giữ từ xưa đến nay. Thông thường, khi một gia đình người Mông không có con, ít con hoặc sinh con một bề hay có người ốm đau hoặc làm ăn không tốt…, họ sẽ lên đồi Gầu Tào khấn xin thần linh ban cho con cái, cầu xin sức khỏe hay làm ăn thuận lợi. Khi lời cầu khấn trở thành hiện thực, họ làm lễ Gầu Tào để tạ ơn thần linh. Lễ hội Gầu Tào thể hiện gần như đầy đủ các loại hình văn hoá dân gian của dân tộc Mông. Lễ hội được người Mông tổ chức vào tháng Giêng hằng năm, nhưng việc chuẩn bị phải được tiến hành từ cuối tháng Chạp với nghi lễ chặt tre và dựng cây nêu
Lễ hội xuống đồng

Lễ hội lớn và hấp dẫn nhất ở Sapa không thể nào không nhắc tới hội xuống đồng của đồng bào dân tộc Tày và Dao diễn ra vào sáng ngày mồng 8 Tết hàng năm. Lễ khai hội bắt đầu từ tờ mờ sáng ngày mùng 8 Tết âm lịch. Phần lễ là nghi thức rước đất, rước nước với kiệu rước được trang trí công phu, màu sắc sặc sỡ theo màu biểu tượng của âm dương ngũ hành, theo kiệu rước là đội khèn trống tưng bừng. Phần hội bao gồm các tiết mục văn nghệ truyền thống cùng các trò chơi dân gian đặc sắc (ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ…)
Hãy để xe Sao Việt đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá SaPa thơ mộng , nhiều điều kỳ thú.
☎️Tổng đài: 1900.6746
⌨Website: xesaoviet.com.vn
?Đặt vé Online: vexere.com/xe-sao-viet
– – – – – – – – – – – – – – –
Địa chỉ:
– HÀ NỘI: 789 Đường Giải Phóng (Trụ sở chính) | 07 Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy) | Quầy 36 Bến xe Mĩ Đình | 24 Ngô Gia Khảm (Bến xe Gia Lâm) | 114 Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm) | Ngã tư Nội Bài
– TP. LÀO CAI: 333 Phố Mới | 43 Nguyễn Du | 39 Hòa An | Bến xe Thành Phố.
– SAPA: 571 Điện Biên Phủ
Email: [email protected] | [email protected]
– – – – – – – – – – – – – – –
SAO VIỆT – Niềm tin trên mọi nẻo đường!
#SaoViet #Hanoi #LaoCai #Sapa #Vexere
Source: Sưu tầm