Đi lễ ở Lào Cai – Nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền dân tộc

Du xuân, đi lễ là hoạt động không thể thiếu trong ngày đầu năm mới. Hãy cùng khám phá những địa điểm du xuân, đi lễ ở Lào Cai.
Đi lễ tại các ngôi đền, ngôi chùa, nhà thờ là một hoạt động không thể thiếu trong ngày đầu năm mới. Đây là thói quen, tín ngưỡng và nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam. Ở Thanh Hóa có rất nhiều điểm đến ấn tượng của du lịch tâm linh. Mỗi khi tết đến, xuân về, du khách thập phương tấp nập trở về đây chiêm bái, lễ đền với mong muốn cầu bình an, sức khỏe. Nhà xe Sao Việt xin giới thiệu những địa điểm đi lễ ở Lào Cai trong dịp Tết Nguyên Đán. 

Đền Thượng

Đền Thượng Lào Cai hay còn được gọi là Thánh Trần Từ, được xây dựng vào thời Lê. Đây là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn, người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.  Nằm ngay ngay trên đồi Hỏa Hiệu thuộc phường Lào Cai, TP Lào Cai ngày nay, cách cửa khẩu Quốc tế chỉ 500m. Ngôi đền soi mình bên dòng Nậm Thi, nơi có phong cảnh hữu tình. Đền được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa, tao cho đền dáng vẻ uy nghiêm lộng lẫy. Đền Thượng là một trong những ngôi đền linh thiêng ở Lào Cai và được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.  Vào dịp đầu năm mới, ngôi đền nhộn nhịp bởi bước chân của những  người đi lễ ở Lào Cai. Họ đến đây để tham quan, chiêm bái và cầu phúc mong một năm mới bình an và sức khỏe.

Đền Bảo Hà

Đền Bảo Hà nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy”, được xây dựng vào cuối thời nhà Lê. Đây là nơi thờ danh tướng họ Nguyễn, người có công chống giặc, bảo vệ lãnh thổ Đại Việt. Đền Bảo Hà được Nhà nước xếp hạng là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đền Bảo Hà là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Nơi đây nằm trong một không gian hùng vĩ, thơ mộng bên dòng sông Hồng cuộn chảy. Dưới chân núi Cấm, đền Bảo Hà hiện ra trước mắt du khách phảng phất khói hương huyền ảo.  Vào dịp đầu xuân năm mới, nơi đây nhộn nhịp bởi những người về đây đi lễ. Mong muốn bày tỏ tấm lòng thành của mình với bề trên và cầu nguyện một năm mới may mắn và bình an. 

Đền Mẫu

Một trong những địa điểm đi lễ ở Lào Cai vào dịp đầu năm mới đó chính là đền Mẫu. Nơi đây là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh công chúa, một trong “Tứ bất tử” của nước ta. Người hội tụ đầy đủ về đức, nghĩa, Hiếu của Nho giáo đồng thời là người đã giúp thiên hạ thái bình.  Đền nằm ngay ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi gặp nhau. Ngay tại vị trí cột mốc biên giới Việt – Trung số 10, cạnh trục đường giao thương hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Đền Mẫu ghi đậm dấu ấn nơi biên cương phía Bắc Tổ quốc và là cội nguồn của lịch sử văn hoá dân tộc. Dưới thời nhà Nguyễn, đền đã được ban sắc phong 3 lần. Đến năm 2011, đền Mẫu đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. 

Chùa Tân Bảo

Chùa Tân Bảo hay còn gọi là chùa Lê Lợi, nằm tại tổ 7, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Theo người dân địa phương thì ngôi chùa này có từ thời nhà Trần và nổi tiếng linh thiêng. Chính vì vậy, vào ngày đầu năm mới, rất nhiều người đi lễ ở Lào Cai ghé đến đây chiêm bái và cầu phúc, cầu an.  Khuôn viên chùa khá rộng rãi và được thiết kế rất đẹp. Du khách có thể nhâm nhi tách trà và cảm nhận sự yên tĩnh và thư thái ở chốn tâm linh, xua tan cảm giác mệt mỏi và căng thẳng của ngày thường. 

Quần thể văn hóa tâm linh Fansipan

Vào dịp đầu xuân năm mới, đỉnh Fansipan tấp nập kẻ đến, người đi. Quần thể văn hóa tâm linh Fansipan trở thành chốn tìm về để chiêm bái và cầu an. Là địa điểm đi lễ đầu năm ở SaPa không thể bỏ qua vào dịp Tết Nguyên Đán 2024. Trải dài từ độ cao 1600m tới “Nóc nhà Đông  Dương” 3143m, quần thể kiến trúc tâm linh Fansipan gồm 12 công trình mang dáng dấp những ngôi chùa cổ Bắc Bộ. Công trình nổi bật nhất và đồng thời là điểm nhất của đỉnh Fansipan đó chính là Kim Sơn Bảo Thắng Tự và Đại tượng Phật A Di Đà. Trong đó, đại tượng Phật A Di Đà đã được tổ chức Kỷ lục Châu Á trao kỷ lục “Tượng Phật A Di Đà bằng đồng tọa lạc ở độ cao cao nhất Châu Á”. Với sự xuất hiện của những công trình kiến trúc Phật Giáo đã làm cho nơi đây trở thành điểm đến văn hóa đậm đà bản sắc Việt. Để rồi, vào mỗi dịp đầu năm mới, không chỉ từng đoàn Phật tử mà còn là những vị khách phương xa không phân biệt tôn giáo đến đây chiêm bái, đảnh lễ, cầu an, cầu phúc. Có lẽ, ở SaPa vào dịp Tết Nguyên Đán, đỉnh Fansipan  là địa điểm du xuân hấp dẫn nhất. 

Đền Mẫu Sơn

Với người dân SaPa, đền Mẫu Sơn là một biểu tượng tâm linh, gắn liền với đời sống tinh thần và văn hóa của họ. Chính vì vậy, vào những dịp lễ quan trọng hay vào những ngày đầu năm mới, nơi đây có rất nhiều người ghé đến để lễ bái.  Đền Mẫu Sơn nằm tại trung tâm thị xã SaPa, rất thuận tiện để ghé tham quan và du xuân trong dịp tết Nguyên Đán. Đền được người dân lập ra để thờ công chúa Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của nước ta. Vì có công giữ gìn và bảo vệ bờ cõi nước ta, do đó đền Mẫu Sơn được nhiều người kính trọng và thờ phụng. Đặc biệt ngôi đền này rất linh thiêng. Vì vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán, người dân Tây Bắc lại du hành về đây để khấn vái, xin lộc đầu năm và cầu bình an. 

Nhà thờ Đá SaPa

Nhà thờ Đá được xem là biểu tượng của du lịch SaPa. Chính vì vậy, đây chính là điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến SaPa vào dịp Tết Nguyên Đán.  Công trình này được người Pháp xây dựng vào năm 1935, với lối kiến trúc phương Tây. Với hơn 100 năm tuổi, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhà thờ Đá SaPa vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp kiến trúc đó. Là công trình tôn giáo cụ thể là nhà thờ Công giáo, nơi đây thường xuyên tổ chức các buổi lễ cầu nguyện với sự tham gia của đông đảo người dân. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên Đán người dân về đây đi lễ rất đông. Những buổi lễ đầu năm ai cũng mong cầu một năm mới nhiều may mắn và bình an. Đi lễ đầu năm đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến, xuân về. Tết cổ truyền dân tộc đang đến gần, nếu bạn có đến Lào Cai hãy ghé thăm các địa điểm đi lễ ở Lào Cai để cảm nhận được không khí mùa xuân nhộn nhịp cũng như tấm lòng thành của người dân nơi đây đối với bề trên. Nhà xe Sao Việt luôn sẵn sàng đồng hành của du khách trên chặng đường khám phá Lào Cai vào dịp Tết Nguyên Đán này.