Tết Nguyên đán là dịp để đoàn tụ gia đình, nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Nhưng với nhiều người, đây là dịp để trải nghiệm những nét đẹp văn hóa độc đáo trên khắp mọi miền đất nước. SaPa, vùng đất mờ sương luôn là điểm đến lý tưởng trong những ngày đầu năm mới. Tết Nguyên đán 2025 ở SaPa hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những hoạt động thú vị, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thời tiết Tết Nguyên đán 2025 ở SaPa
Khác với những điểm đến khác, SaPa nằm ở vùng núi cao nên thời tiết ở đây khá khắc nghiệt. Chính vì vậy, thời tiết luôn là điều khiến du khách băn khoăn mỗi khi đến với SaPa. Vậy thời tiết Tết Nguyên đán 2025 ở SaPa như thế nào?
Năm nay, Tết Nguyên đán đến sớm và nằm trong giai đoạn chính đông nên khả năng sẽ khá rét. Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn dự báo, thời tiết Tết năm 2025 ở miền Bắc sẽ lạnh hơn so với 3 năm gần đây. Nhiệt độ trung bình dao động từ 14 – 23 độ C và xuống thấp vào đêm. Dự báo từ ngày Mùng 1 đến Mùng 3 Tết tiết trời sẽ ấm hơn, dao động từ 16 – 23 độ, trời có nặng nhẹ.
Với thời tiết miền Bắc như này, SaPa sẽ có những đợt rét vào ban đêm. Tuy nhiên, thời tiết ban ngày sẽ khá đẹp và những hôm có nắng ấm sẽ rất thích hợp cho việc du xuân. Khung cảnh SaPa ngày xuân với bầu trời nhiều mây và sương mù. Bức tranh thiên nhiên sẽ thêm huyền ảo và tuyệt đẹp.
Hoạt động chào mừng Tết Nguyên đán 2025 ở SaPa
SaPa vốn nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng nền văn hóa đa dạng. Đây cũng là điểm đến được nhiều du khách yêu thích và muốn đặt chân đến trên hành trình khám phá của mình. Tết Nguyên đán 2025 ở SaPa sẽ tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị nhằm thu hút du khách muôn nơi về với SaPa.
Tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống
Mùa xuân là mùa của lễ hội, chính vì vậy Tết Nguyên đán 2025 ở SaPa sẽ được tổ chức nhiều lễ hội văn hóa truyền thống. Mỗi một dân tộc với những lễ hội truyền thống khác nhau sẽ làm phong phú trải nghiệm cho du khách.
- Lễ hội Xòe dân tộc Tày được tổ chức vào ngày 04/02/2025 nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch. Địa điểm diễn ra lễ hội tại xã Mường Bo với nội dung tại hiện lại không gian lễ hội mùa xuân truyền thống của dân tộc Tày. Lễ hội tổ chức với nhiều hoạt động như lễ cúng cây nêu, đường cày đầu xuân, hội Xòe, hội ném còn và các trò chơi dân gian.
- Người Mông sẽ mang đến lễ hội Gầu Tào vào ngày 08/02/2025 nhằm ngày 11 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội được tổ chức tại thôn Cát Cát với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và trò chơi dân gian.
- Lễ hội Róong Poọc (Xuống đồng) của dân tộc Giáy vào ngày 04/02/2025 nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch. Được tổ chức tại bờ suối thôn Tả Van Giáy II với lễ hội cầu mùa màng bội thu cùng các nghi thức truyền thống và các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian.
- Lễ Quét làng của dân tộc Xa Phó diễn ra từ ngày 02/02 đến 10/02/2025 (tức mùng 3 đến 11 tháng Giêng âm lịch) tại xã Liên Minh. Đây là nghi lễ truyền thống nhằm xua đuổi tà ma, cầu bình an cho bản làng, với sự tham gia của cộng đồng dân tộc Xa Phó.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân và thể dục thể thao
Bên cạnh các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, Tết Nguyên đán 2025 ở SaPa còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
- Hội Xuân mở cổng trời diễn ra từ ngày 31/01 đến 16/02/2025 (tức mùng 2 đến 18 tháng Giêng âm lịch) tại khu du lịch Cáp treo Fansipan Legend. Đây là chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào đón năm mới, bao gồm biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian và trải nghiệm ẩm thực vùng cao.
- Ngày hội văn hóa dân tộc Dao diễn ra vào ngày 08/02/2025 (tức mùng 9 Tết) tại xã Ngũ Chỉ Sơn. Ngày hội sẽ giới thiệu văn hóa, nghệ thuật, trang phục và ẩm thực truyền thống của dân tộc Dao, cùng các hoạt động giao lưu văn nghệ.
- Giải bóng chuyền hơi nam nữ mở rộng và giải Pickleball tranh Cup Fansipan – Spring Series “Sức sống mùa xuân” lần thứ nhất được tổ chức tại thị xã SaPa.
Các trò chơi dân gian
Một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán 2025 ở SaPa đó chính là tổ chức các trò chơi dân gian. Hoạt động với mục đích phục vụ nhân dân và du khách du xuân.
Được tổ chức từ ngày 31/01 đến hết ngày 02/02/2025 (tức ngày mùng 3 đến ngày mùng 05 Âm lịch). Địa điểm tổ chức tại Sân Quần và Công viên Văn hóa các dân tộc thị xã Sa Pa. Các trò chơi được tổ chức gồm: Ném còn, hái hoa xuân, đẩy gậy, mèo đuổi chuột, que mốt que mai, nhảy dây, tàu hỏa leo núi, nhảy bao bố, nhảy lò cò, thả đỉa bắt ba ba, bịt mắt bắt dê, hái hoa dân chủ…
Trải nghiệm không gian văn hóa các dân tộc ở SaPa
Một điểm đặc sắc trong chương trình Tết Nguyên đán 2025 ở SaPa đó chính là trải nghiệm không gian văn hóa các dân tộc SaPa.
Chương trình được tổ chức tại Công viên Văn hóa các dân tộc kéo dài từ Tết Dương lịch đến hết Rằm tháng Giêng 2025. Nội dung của chương trình sẽ tái hiện lại văn hóa của 5 dân tộc sinh sống ở SaPa đó là Mông, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó. Từ nhà cửa, lễ hội truyền thống, tập tục, tín ngưỡng… đều được người dân tái hiện rõ nét trong chương trình lần này.
Với nhiều chương trình hấp dẫn, đặc sắc, Tết Nguyên đán 2025 ở SaPa sẽ là điểm nhấn cho mùa xuân của bạn. Đây sẽ là cơ hội để bạn khám phá thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa vùng núi Tây Bắc. Hãy sắp xếp và lên chuyến xe về với SaPa để khám phá và trải nghiệm.